Tag:
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, mà còn hút khách bởi nền ẩm thực độc đáo. Cùng mình điểm danh 8 đặc sản Ninh Bình không thể bỏ lỡ của dân sành ăn nhé!
– Không phải là một món ăn cao sang mĩ vị, cơm cháy lại chính là một món ăn vô cùng dân dã, giản dị.
– Cơm cháy Ninh Bình được làm từ hai loại gạo khô và gạo dẻo. Trải qua nhiều công đoạn phơi khô, chiên phồng để tạo ra những mẻ cơm cháy giòn rụm, thơm phức. Mọi người thường ăn kèm với chà bông/ruốc và hành lá phi thơm. Ngoài ra, nhiều gia đình còn thưởng thức cùng thịt dê, tim cật kèm nước sốt đậm đà.
– Nếu muốn thưởng thức dê ngon nhất Việt Nam thì nhất định các bạn phải ghé Ninh Bình.
– Dê ở đây thường được chăn thả trên những ngọn núi đá. Chúng ăn nguồn thức ăn từ tự nhiên. Vì vậy, thịt dê cũng săn chắc và thơm ngon hơn.
– Người dân Ninh Bình thì thực sự là những đầu bếp tài ba. Họ cũng vô cùng sáng tạo và khéo léo khi kết hợp các nguyên liệu với nhau. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều món ngon được chế biến từ dê: nướng, hấp, tái chanh, xào lăn, dê tương gừng,… nem dê.
– Thưởng thức món này các bạn sẽ lấy lá sung hoặc lá ổi ăn kèm cùng các loại rau thơm: mùi tàu, lá mơ, rau má, rau quế, đinh lăng, bạc hà… Bạn cuốn theo hình phễu rồi nhồi gỏi cá vào giữa. Tiếp theo, bạn rưới nước chẻo lên trên cùng, rắc thêm một chút hành khô, ớt, riềng.
– Gỏi cá nhệch có vị béo, ngậy của chẻo, vị ngọt bùi bùi của cá kết hợp cùng thính. Đan xen còn có vị giòn và chát của các loại rau. Cuối cùng là một chút vị nồng, thơm, cay của riềng, sả, ớt. Ăn gỏi cá nhệch mà nhấp thêm 1 chén rượu nếp Kim Sơn thì đúng là thưởng thức trọn vẹn đặc sản quê hương Ninh Bình.
– Ốc núi có mặt ở nhiều địa phương ở Ninh Bình nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng núi đá vôi thuộc Tam Điệp, Nho Quan, Yên Mô. Ốc núi còn được gọi là ốc đá, thường không phát triển theo chiều dọc giống như ốc nhồi. Ngược lại, chúng phát triển theo chiều ngang. Ốc núi to khoảng chừng 2 ngón tay, phía phần miệng ốc loe ra và thường có màu trắng sữa.
– Khác với các loại ốc thông thường, ốc núi sinh sống trên núi, chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Những tháng còn lại chúng vùi mình dưới đất, trong các khe đá hoặc các lớp lá dày, khó có thể tìm được. Thức ăn chính của ốc núi là các loại cây cỏ mọc hoang trên núi, trong đó có cả những cây thuốc quý. Chính vì vậy, thịt ốc có vị dai, giòn, ngọt và thơm mùi thuốc Bắc.
– Ốc núi có thể chế biến thành các món như luộc, xào lá lốt, hấp gừng, hấp sả, xào sả ớt… Thế nhưng, món được nhiều người yêu thích nhất thường là ốc hấp sả. Cách chế biến này giữ lại được độ ngọt thanh nguyên bản của những con ốc. Ăn ốc hấp giòn sần sật không thể thiếu bát nước chấm mắm gừng, sả chua ngọt.
– Nếu nem chua Thanh Hóa được xay nhuyễn và trộn chung với bì. Thì nem chua Yên Mạc lại được thái mỏng, dập nhỏ. Sau đó, mới được đem đi trộn chung với bì lợn, thính, muối để lên men tạo vị chua.
– Để có được những mẻ nem thơm ngon, mềm dẻo, chất lượng thì thịt làm nem phải là thịt nạc của phần mông lợn, thịt làm phải còn tươi, ấm nóng.
– Thưởng thức nem chua bạn nên ăn kèm với lá đinh lăng, lá sung hoặc lá mơ chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt chua ngọt.
– Loại quả này bạn chỉ có thể tìm thấy ở Ninh Bình hoặc một số nơi ở miền tây. Chúng thường mọc ở khe suối hoặc trên những ngọn đồi.
– Quả gáo thường được dùng để kho cá hoặc nấu canh, tạo vị chua nhẹ và tính mát nên rất tốt cho sức khỏe.
– Xôi trứng kiến – đúng như tên gọi, các bạn không hề nghe nhầm đâu. Đây là xôi được ăn với trứng của con kiến. Loại xôi này bạn cũng có thể từng bắt gặp ở đâu đó trên mảnh đất hình chữ S. Nhưng nổi tiếng nhất chắc phải kể đến xôi của đồng bào người Tày và xôi trứng kiến Ninh Bình.
– Trứng kiến bùi bùi ăn cùng xôi nếp dẻo thơm, rắc thêm chút hành phi vàng lên trên. Theo đa số nhiều người cảm nhận đều đánh giá là ngon, với mình thì thật sự là một trải nghiệm thú vị. Còn các bạn hãy tự thưởng thức và cảm nhận nhé!
– Tuy không nổi tiếng như cơm cháy, dê núi nhưng miến lươn cũng được liệt kê vào một trong những đặc sản Ninh Bình mà bạn nhất định phải thử khi đến đất cố đô.
– Một bát miến lươn là sự kết hợp hài hoà giữa nước dùng ngọt thơm, miếng thịt lươn cốm săn chắc. Ngoài ra, còn có hành phi, rau răm, lá lốt, mùi tàu, hành lá. Ăn kèm một đĩa rau sống: hoa chuối thái nhỏ, kinh giới, rau húng…